Các loại cá ăn rêu hại, sinh vật diệt rêu hại trong hồ thủy sinh

ca an reu hai

Bể thủy sinh của bạn xuất hiện các loại rêu hại và không biết cách để tiêu diệt chúng? đó là lúc bạn cần đọc bài viết này để tìm hiểu về các loại cá ăn rêu hại, cá diệt rêu hại trong hồ thủy sinh – giải pháp hiệu quả nhất giữ cho chiếc bể cá luôn sạch sẽ và tránh xa rêu tảo. Hãy cùng theo dõi nhé!

Rêu hại trong hồ thủy sinh

Rêu hại trong hồ thủy sinh là một vấn đề phổ biến mà người nuôi cây cảnh phải đối mặt. Có một số nguyên nhân chính gây ra sự phát triển quá mức của rêu trong hồ thủy sinh:

Ánh sáng: Rêu thủy sinh thường phát triển mạnh mẽ khi có quá nhiều ánh sáng. Nếu ánh sáng quá mạnh hoặc không cân đối, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu hại trong hồ.

Lượng dinh dưỡng dư thừa: Sự tích tụ quá nhiều dinh dưỡng trong nước có thể kích thích sự phát triển của rêu. Điều này gây ra bởi việc cho cá ăn quá nhiều làm tồn đọng thức ăn trong bể, hoặc mật độ cá quá dày từ đó tích tụ quá nhiều chất thải. Nếu hồ không được duy trì đúng cách hoặc nồng độ dinh dưỡng quá cao, rêu có thể phát triển quá mức.

ca diet reu hai

Thay đổi nhiệt độ và áp suất nước: Thay đổi nhiệt độ và áp suất nước có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của rêu. Những biến đổi nhanh chóng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu thủy sinh.

Lưu thông nước kém: Khi lưu thông nước trong hồ kém, các chất thải và dinh dưỡng thừa có thể tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu. Đó là lý do mà hồ thủy sinh nên được trang bị lọc hoặc máy bơm giúp nước trong hồ được lưu thông và luân chuyển, hạn chế sự tích tụ của tạp chất gây bẩn nước và kích thích sự phát triển của rêu tảo hại.

Sự cạnh tranh với cây thủy sinh: Nếu cây thủy sinh không phát triển mạnh mẽ, rêu có thể tận dụng cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh không gian.

Các loại rêu hại phổ biến trong hồ thủy sinh bao gồm:

  • Rêu tóc (Hair algae): Đây là loại rêu có thể mọc thành sợi dài và tạo nên lớp rêu tơ trắng hoặc xanh trên các bề mặt trong hồ. Nguyên nhân thường liên quan đến ánh sáng quá mạnh hoặc lượng dinh dưỡng cao.
  • Rêu lá (Thread algae): Rêu này thường xuất hiện dưới dạng những sợi dài và mảng màu xanh dương hoặc xám trên lá cây thủy sinh. Nguyên nhân cũng có thể do ánh sáng không cân đối và dinh dưỡng dư thừa.
  • Rêu xanh (Blue-green algae): Thực chất không phải rêu mà là vi khuẩn xanh lam. Chúng thường xuất hiện dưới dạng lớp màng nhầy màu xanh trên các bề mặt. Nguyên nhân thường liên quan đến lượng dinh dưỡng cao, ánh sáng không cân đối và sự thiếu lưu thông nước.
  • Rêu đá (Diatoms): Đây là loại rêu có thể tạo nên lớp màng màu nâu trên các bề mặt trong hồ. Nguyên nhân thường liên quan đến lượng dinh dưỡng dư thừa và ánh sáng không cân đối.

Cách diệt rêu hại trong hồ thủy sinh

Để kiểm soát rêu hại trong hồ thủy sinh, người nuôi cây cảnh cần duy trì môi trường hồ cân đối với ánh sáng, nhiệt độ và lưu thông nước. Cần đảm bảo rằng việc cung cấp dinh dưỡng cho cây thủy sinh là đúng mức và thường xuyên thực hiện thay nước để loại bỏ chất thải và nguyên nhân gây rêu.

ca don be

Khi bể cá nhà bạn đã xuất hiện rêu hại, cách duy nhất để xử lý đó là tìm biện pháp loại bỏ chúng khỏi bể cá. Cách thông thường mà người chơi vẫn thường dùng đó là dùng tay loại bỏ rêu ra khỏi bể. Nhưng một khi trong hồ đã tồn tại mầm mống rêu hại thì rất khó để kiểm soắt chúng. Người chơi sẽ phải thường xuyên để ý hoặc tìm ra phương pháp diệt tận gốc. Hai phương pháp hiệu quả nhất có thể kể đến đó là:

Dùng thuốc, hóa chất: Có nhiều loại sản phẩm hóa học trên thị trường được sản xuất để kiểm soát rêu tảo. Tuy nhiên, cần sử dụng chúng một cách cẩn thận và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh tác động xấu lên hệ thống hồ và các loài trong đó. Một số loại thuốc phổ biến và hiệu quả có thể kể đến như: Diệt rêu – tảo hại Nuphar, diệt rêu tóc Nuphar, Remove BBA Nuphar…

Sử dụng các loài cá ăn rêu hại: Một số loài cá và động vật như cá tép, ốc… có thể ăn các loại rêu như rêu tóc và rêu lá. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các loài cá diệt rêu hại này nhé.

Các loại cá ăn rêu hại, sinh vật diệt rêu hại

Cá chuột: Cá chuột là một dòng cá dọn bể ăn tầng đáy không còn quá xa lạ với nhiều người chơi bể cá. Chúng được dân chơi thủy sinh mệnh danh là những dũng sĩ dọn bể, loài cá ăn tạp này có thể dọn sạch sẽ các loại cặn bẩn thức ăn thừa và thậm chí là các loại rêu tảo hại có trong bể cá. Cá chuột còn là dòng cá khỏe mạnh, có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường sống mà không hề kén chọn.

ca an reu

Cá bút chì: Ngoài vẻ ngoài rất được lòng nhiều anh em chơi thủy sinh thì rất ít ai biết rằng cá bút chì còn là loài cá diệt rêu hại hiệu quả cho bể cá. Chúng có thể tiêu diệt được cả rêu tóc – loại rêu mà hầu hết các loài cá khác đều phải chào thua.

Cá Bống vàng: Bống vàng hay còn được mệnh danh là hiệp sĩ hút nhớt, kẻ thù của các loại rêu, nhớt trong bể cá. Đây là một loài ăn rêu hại khá phổ biến chuyên lau kính dọn bể. Tùy vào kích thước, mỗi bể nên có tối  thiệu 1 chú bống vàng để mặt kính luôn sạch sáng không bị bám xanh. Có một điểm nên lưu ý là Bống vàng có sở thích mút nhớt các dòng cá khác nên hạn chế nuôi chung cùng với các loài như cá vàng, ranchu, ping pong hay tỳ bà…

reu hai

Ốc ăn rêu nerita: Ngoài tác dụng trang trí cho bể thủy sinh thêm phần sinh động và màu sắc, ốc Nerita còn được biết đến là dòng ốc ăn rêu hại cho bể thủy sinh. Những chú ốc sẽ ăn sạch mọi bề mặt mà chúng đi qua từ mặt kính đến lá cây hay bề mặt các đồ trang trí có trong bể. Tuy nhiên, với những bể có thả ốc nerita thì người chơi nên hạn chế thả cho muối ăn vào bể vì có thể sẽ làm giảm quân số ốc.

Thông tin: Shop bể cá mini để bàn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *