3 bệnh thường gặp ở cá bảy màu và cách chữa trị đơn giản ngay tại nhà

benh thuong gap o ca bay mau

Cá bảy màu đang khỏe mạnh đột nhiên xuất hiện những biểu hiện như bỏ ăn, bơi lờ đờ hay thối thân…không khỏi khiến nhiều người chơi phải đau đầu. Các loại bệnh thường gặp ở cá bảy màu đều bắt nguồn từ một số nguyên nhân như chất lượng nước, cách cho ăn hay nhiệt độ môi trường thay đổi… nắm rõ được những nguyên nhân cũng như đặc tính của từng loại bệnh sẽ giúp người chơi có các biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

3 bệnh thường gặp ở cá bảy màu

Cá bảy màu bị lắc

ca bay mau bi lac

Nguyên nhân: Cá bảy màu bị lắc có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi môi trường sống và chất lượng nước không được đảm bảo.

Nhiều người chơi gặp phải trường hợp mới mua cá từ cửa hàng về, ngay hôm sau cá xuất hiện triệu chứng túm lắc. Biểu hiện là cá bị túm đuôi, bơi lờ đờ trên mặt nước và gần khu vực máy lọc, hoạt động không linh hoạt. Cá bị túm lắc sẽ rất mất sức, cá yếu dần và có thể chết trong vài ngày.

  • Thả cá không đúng cách: cá khi vừa mua từ cửa hàng về không được thả đúng cách. Cá được chuyển từ bể nuôi ngoài trời vào bể nuôi trong nhà, hay từ bể này qua bể khác. Việc đột ngột thay đổi môi trường và thay đổi các yếu tố như độ pH, nhiệt độ, ánh sáng, mật độ cá…là nguyên nhân chủ yếu khiến cá bị túm lắc. Điều này cần thời gian để cá có thể thích nghi với môi trường mới.
  • Cả bị lắc do thay đổi nhiệt độ: Vào những thời điểm giao mùa, đặc biệt là từ xuân sang hè và thu qua đông là thời điểm cá yếu và thường xuyên xuất hiện biểu hiện túm lắc nhất. Đây là những thời điểm mà dân chơi cá miền Bắc phải đau đầu dưỡng cá.
  • Chất lượng nước: cá có thể bị túm lắc do nước không đảm bảo chất lượng. Những trường hợp thường gặp có thể kể đến là do người chơi không thường xuyên thay nước và vệ sinh bể dẫn đến nước bị nhiễm độc.

Cách khắc phục: 

  • Khi mua hàng ở những tiệm cá cảnh, nên chọn bắt những chú cá khỏe mạnh không ốm hay có dấu hiệu lạ. Cá trống nên bắt những chú có vây đuôi dài, màu sắc sặc sỡ, không bị rách vây đuôi. Cá mái nên chọn những chú size to có phần bụng lớn khỏe mạnh, không bị túm lắc hay nấm trắng.
  • Cách đóng gói cá đảm bảo về nhà mà không bị shock nước hay thiếu oxy là nên đóng 1 cặp 1 túi, không cho quá nhiều nước, túi nên được làm căng bởi không khí.
  • Trước khi thả cá vào bể nuôi, người chơi nên ngâm bịch cá vào nước bể từ 15 – 20 phút để cá thich nghi với môi trường mới, sau đó mới tiến hàng cắt bọc thả cá. Loại bỏ phần nước có trong bịch mang từ cửa hàng về, bạn không thể nào biết rằng nước này có thật sự đảm bảo hay không để có thả thả cùng vào bể cá.
  • Cá bảy màu thích hợp ở những bể có mực nước không quá cao. Mực nước tốt nhất để nuôi cá bảy màu là 20 – 25cm. Đối với cá mới, hoặc các dòng bảy màu mắt đỏ (Albino), mực nước nên được hạ thấp còn từ 10 – 15cm cho đến khi cá có thể quen với môi trường mới.

Cá bảy màu bị tóp bụng

ca bay mau bi top bụng

Nguyên nhân: Cá bảy màu bị tóp bụng là biểu hiện của bệnh đường ruột ở cá. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là cá không được cho ăn đúng cách, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Biểu hiện là cá có phần đầu to và phần bụng tóp nhỏ, thân dài bụng trắng. Cá bơi yếu không linh hoạt, thường tập trung ở mặt nước hoặc núp góc. Bệnh tóp bụng thường gặp nhiều ở cá bảy màu mái.

Cách khắc phục: cá bảy màu bị tóp bụng là một bệnh khá khó chữa. Việc bạn cần làm ngay sau khi phát hiện cá của mình bị tóp bụng là cải thiện chất lượng thức ăn cho cá. Cá nên được cho ăn đa dạng các loại thức ăn từ cám dinh dưỡng đến thức ăn tươi sống. Sử dụng kèm men tiêu hóa hoặc vi sinh tiêu hóa giúp cá tiêu hóa tốt hơn và cải thiện tình trạng bệnh.

Cá bảy màu bị thối thân, đuôi

ca bay mau bi thoi than

Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra tình trạng này ở cá bảy màu là do sự biến đổi nhiệt độ và chất lượng nước ở mức thấp

  • Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn trong cuộc đời của một chú cá bảy màu. Cá thường bị thối thân/đuôi do sự thay đổi nhiệt độ đột ngọt quá thấp hoặc quá cao. Cá bị thối vây đuôi có biểu hiện là phần thân hoặc vây đuôi cá xuất hiện những vét lở, vết thương làm tổn hại da và ăn mòn các bộ phận của cá. cá bị thối vây sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển và bơi lội nên thường nằm ở đáy bể.
  • Một số trường hợp nguyên nhân gây ra bệnh này là do cá trong bể đánh và rỉa thân, đuôi của nhau dẫn đến những tổn thương trên cơ thể. Một thời gian sau vết thường dần nghiêm trọng hơn.
  • Độ pH của nước giảm thấp khiến độ Axit trong nước tăng cao gây tụt nhớt trên da cá và tổn thương da.

Cách khắc phục: 

  • Để hạn chế việc cá đánh nhau gây nên những tổn thương không đáng có, cần tìm hiểu kỹ trước khi thả chung cá bảy màu với những dòng cá khác. Cá bảy màu là một dòng cá hiền lành nên được nuôi chung với những dòng hiền lành khác, tránh các loài dung dữ như: Xecan, két, cánh buồm, thần tiên lớn…
  • Tránh việc cá xảy ra xung đột, bể nuôi cần có tỉ lệ cá trống và cá mái phù hợp. Một bể không nên chỉ có cá trống hoặc cá mái, điều này sẽ vô hình khiến những chú cá bị stress và xảy ra tranh chấp. Tỷ lệ cá trống và mái thích hợp nên là 1 trống/ 2 mái. Đây cũng là tỷ lệ ghép đẻ thành công cao.
  • Thường xuyên thay nước bể cá và đo lường các chỉ số của nước như độ pH, nhiệt độ… Vào những thời điểm giao mùa nên trang bị thêm sưởi bể cá giúp cân bằng nhiệt độ hoặc nhiệt độ quá cao vào mùa hè, người chơi có thể trang bị quạt tản nhiệt hoặc thả một số viên đá giúp khắc phục tạm thời vấn đề nhiệt độ.

Thông tin: Shop bể cá mini để bàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *