Nuôi cá cảnh và những điều bạn cần phải biết

nuoi ca canh

Nuôi cá cảnh hay chơi thủy sinh trong thời gian gần đây đang nôi lên như một xu hướng mới. Tương tự như các thú chơi khác như chơi lan, nuôi chim…Chăm sóc cá cảnh cũng yêu cầu người chơi có một số kiến thức cơ bản để có thể setup và duy trì một bể nuôi với những chú cá luôn khỏe mạnh. Bài viết này dành riêng cho những người mới tìm hiểu về bộ môn này và cả những người chơi gặp phải vấn đề cá chết thường xuyên không rõ lý do.

Chọn nuôi cá cảnh phù hợp

ca canh

Kích thước bể: Việc chọn bể cá phù hợp cũng là yếu tố để góp phần giúp cho việc nuôi cá cảnh trở nên dễ dàng và phát triển khỏe mạnh hơn.

  • Thông thường việc chọn bể cá sẽ có kích thước chuẩn là gấp 3 lần chiều dài của cá. Vì thế kích thước tối ưu cho việc lựa chọn bể cá mini phù hợp là 60x30x30cm. Bởi với kích thước này, cá sẽ có môi trường sống và phát triển tốt nhất. Ngoài ra, dựa theo nhu cầu của mỗi người, chọn bể cá mini để dễ dàng di chuyển và nhỏ gọn hơn, bạn có thể lựa chọn thêm các kích cỡ phù hợp khác như 30x19x21cm, 26x17x19cm,…
  • Ngoài ra việc lựa chọn bể cá còn dựa trên kiểu dáng của bể cá. Hiện nay hình dáng bể cá được chia thành nhiều loại như hình tròn, hình vuông, hình bán nguyệt…Bạn có thể chọn bất kì kiểu dáng nào mà mình muốn. Lưu ý một đặc điểm tránh chọn những mẫu bể cá có nhiều góc nhọn, bởi theo phong thủy thì điều này không tốt cho người chơi cá và cũng không tốt trong việc nuôi cá.
  • Bể phải đủ rộng và thoáng, mật độ thả cá vừa phải. Nếu mật độ cá quá nhiều sẽ dẫn tới hồ thiếu oxi, nước nhanh đục và bẩn.
  • Nuôi cá trong bể thủy tinh, chậu thủy tinh sẽ làm cá thiếu oxi, nước nhanh bẩn, nên cá chết. Vì vậy các chậu thủy tinh chỉ nuôi vài con loài cá nhỏ như cá bống, cá betta…
  • Thiết lập cảnh quan trong bể như lũa, đá, cây thủy sinh…phải phù hợp với kích thước và đặc điểm của cá.

Chọn loại cá cảnh phù hợp: Trên thực tế, người chơi chỉ chú ý tới màu sắc và ngoại hình của cá, chứ chưa chú tâm vào các đặc điểm, môi trường của bể không. Chính vì vậy, nên chú ý tới các đặc điểm sau khi nuôi cá:

Nắm rõ tập tính của các loại cá mình nuôi:

  • Muốn đảm bảo cho cá phát triển khỏe mạnh, bạn phải cung cấp cho chúng những điều kiện sống tốt nhất như: nhiệt độ, độ cứng của nước (dH), pH,…
  • Căn cứ vào tình trạng của bể cá, điều kiện và khả năng chăm sóc của mình để chọn loại cá phù hợp với bể của mình.

Tránh chọn những loại cá đối kháng nhau:

  • Nếu bể cá của bạn đang nuôi cá cảnh thuộc tính hiền lành, bạn nên lựa chọn các loại cá cảnh có tập tính tương tự để nuôi chung.
  • Ngược lại nếu bạn thích cá chọi, bạn nên lựa chọn các loại cá có tính hung dữ để có thể sống chung được. Điều này sẽ giúp bạn tránh được sự đấu đá lẫn nhau và đảm bảo số lượng cá trong bể.

Việc lựa chọn số lượng cá trong bể:

cham soc ca canh

  • Có những loại cá có thể sống độc lập, nhưng cũng có các loại cá sống theo đôi hoặc theo đàn như cá cánh buồm, sọc ngựa cánh tiên,…
  • Dựa vào kích thước bể để chọn số lượng cá phù hợp. Tránh việc thả nhiều cá dẫn tới việc thiếu oxi, thiếu không gian sống cho cá.

Mua cá từ nguồn đáng tin cậy: Chọn mua cá cảnh từ các nguồn tin cậy, như cửa hàng cá cảnh đáng tin cậy hoặc người nuôi cá uy tín. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn nhận được cá cảnh khỏe mạnh và không gây bệnh. Từ đó việc nuôi cá cảnh trở nên dễ dàng và cá phát triển khỏe mạnh hơn.

Chăm sóc cá và cho cá ăn

Cách cho cá ăn: 

  • Cần phải lưu ý cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh.
  • Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều.
  • Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như trứng artemia, trùn chỉ,…

Chăm sóc cá:

  • Khi thả cá mới từ ngoài vào hồ: Để nguyên bịch túi cá vào trong bể khoảng 15 phút sau đó mở túi cho thêm nước hồ vào và buộc túi lại để ngâm tiếp khoảng 15 phút nữa rồi mới mở túi hoàn toàn cho cá bơi ra ngoài. Cách làm này giúp cá tránh bị sock nhiệt do thay đổi môi trường.
  • Khi cá bị bệnh, cần có tách nuôi riêng và có biện pháp xử lý: Vệ sinh lại toàn bộ hồ cá và dùng các sản phẩm đặc trị bệnh để tránh lây lan sang con khác.

Các yếu tố bên ngoài

Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh từ 26 – 28 độ C. Nếu chênh lệch vài độ thì cá sống vẫn tốt. Nếu bạn ở khu vực Miền Nam thì không cần quá quan tâm đến vấn đề nhiệt độ, nếu ở khu vực Miền Bắc và các tỉnh lân cận có khí hậu lạnh thì cần quan tâm đến việc sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước kết hợp với cách sử dụng cây sưởi nhiệt độ hồ cá cho phù hợp.

nuoi ca canh

Ánh sáng cho hồ cá: cần đặt hồ cá nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp vì nếu để hồ cá nơi tối tăm, không thoáng khí lâu ngày dễ làm cá phát bệnh. Tùy tình huống có thể sử dụng đèn công suất nhỏ cho hồ cá với liều lượng khoảng vài giờ trên/ngày (Bật ban ngày dưới 8 tiếng và tắt ban đêm cho cá nghỉ ngơi). Nếu bể cá đặt ngoài trời cần tạo bóng mát, hạn chế tác động từ nắng, mưa…

Cần bật oxi cho hồ cá thường xuyên 24/24h, bể trên 60cm thì nên sắm thêm máy lọc nước, nuôi thời gian lâu có kinh nghiêm thì áp dụng các biện pháp máy lọc tiên tiến hơn như là chế lọc ván, lọc tràn….

Thay nước và vệ sinh bể định kỳ

Khi thay nước, bạn cần lưu ý:

  • Không nên hút nước cũ 100% và thay nước mới, ta nên hút nước cũ từ 30 – 50% và chêm nước mới vào từ từ nhẹ nhàng để cá có thể thích nghi, hạn chế tình trạng cá bị sock nước do chênh lệch pH và nhiệt độ…
  • Hạn chế duy chuyển cá sang hồ khác, nếu muốn duy chuyển thì nên cân bằng pH và nhiệt độ cho phù hợp để cá không bị sock cũng như stress do thay đổi môi trường sống.
  • Dùng ống nhựa xiphong hoặc ống bơm nước nhựa bằng tay có bán ở các cửa tiệm cá cảnh và dùng ống bơm tay này hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, sau đó cho nước mới vào.

Thông tin: Shop bể cá mini để bàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *