Các dòng cá dọn bể thủy sinh nói chung ngoài tác dụng giúp làm đa dạng sinh học môi trường nuôi trong bể, đây còn là “thiên địch” của các loại rêu tảo hại, thức ăn thừa giúp giữ môi trường nước luôn ổn định và kìm hãm sự xuất hiện của vi sinh có hại và gây ô nhiễm.
Cá dọn bể là gì? tác dụng của cá dọn bể thủy sinh
Cá dọn bể thủy sinh là loại cá được nuôi trong hồ thủy sinh để giúp duy trì và làm sạch môi trường trong bể. Cá này thường có tên gọi khác nhau như cá dọn rác, cá dọn rong, cá rửa bể, hoặc cá lau kính.
Tác dụng chính của cá dọn bể thủy sinh là giúp làm sạch bể từ các chất thải và tàn dư hữu cơ trong môi trường nước. Các loại cá này có thể ăn các tảo, rêu, thức ăn thừa, và phần mục đục của các cây thủy sinh. Khi ăn, chúng sẽ làm sạch bề mặt của cây và các vật liệu trong bể, như cát, đá, hay kính bể.
Đặc biệt, cá dọn bể thủy sinh có khả năng ăn các loại tảo như tảo xanh, tảo nhớt, và tảo lam. Nhờ vào khả năng này, chúng giúp kiểm soát sự phát triển quá mức của tảo trong bể, tạo ra một môi trường thủy sinh cân bằng và hợp lý. Điều này giúp tránh tình trạng môi trường nước bị ô nhiễm và giữ cho cây và cá trong bể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cá dọn bể cũng cần được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách. Đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và môi trường sống phù hợp để chúng có thể hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, không nên quá nuôi quá nhiều cá trong một bể nhỏ, vì điều này có thể gây ra vấn đề về chất lượng nước và sức khỏe của cá.
Các dòng cá dọn bể tốt nhất
Cá Chuột
Nếu bạn đang tìm kiếm một dòng cá dọn bể “đa nhiệm” thì cá chuột chính là sự lựa chọn tốt nhất cho bể thủy sinh nhà bạn. Cá chuột hay được những người chơi thủy sinh ví như “cỗ máy ăn cả thế giới”. Từ rêu tảo hại đến các chất cặn, thức ăn thừa hay thậm chí là phân cá cũng có thể trở thành bữa ăn ngon lành cho chúng. Đặc tính ăn tạp này giúp cá chuột được con người tin tưởng giao cho nhiệm vụ gìn giữ vệ sinh trong bể, ngăn chặn sự phát triển của các loại rong rêu tảo hại và cặn bẩn.
Tuy có bản tính hiền lành nhưng cá chuột có thói quen sục nền để tìm kiếm thức ăn nên với những bể thủy sinh có đất nền và mới Set-up, rễ cây chưa phát triển và bám sâu thì người chơi nên lưu ý. Chúng cũng có thể trở nên linh hoạt và nghịch ngợm trêu chọc các loại cá khác trong bể khi đói để tranh thức ăn. Người chơi nên chú ý để cho cá ăn lượng thức ăn thích hợp như những loài cá khác.
Các dòng cá chuột phổ biến có thể kể đến: chuột cafe, chuột trắng, chuột sao, chuột panda, chuột muối tiêu…
Cá Bác Sĩ
Cá bác sĩ với phần thân màu nâu vàng và các mảng đen trên thân nên còn được biết đến với cá tên Bác Sĩ Panda. Cá sống ở tầng đáy, hút rong rêu và các loại tảo hại khác trên các bề mặt trong bể (bề mặt bể, lá cây, đồ trang trí…) Chúng giúp làm sạch các vết bẩn và tạo ra một môi trường thủy sinh sạch sẽ.
Cá có kích thước bé, con trưởng thành có thể đạt tối đa 5cm. Đây là một loài có tính cách khá hiền lành và hòa đồng, có thể thả chung bể với nhiều loài cá khác như: Betta, bảy màu, Neon, Sọc ngựa… Không giống với các dòng cá dọn bể khác như chuột hay Bống vàng sẽ khá là quậy, cá bác sĩ thì ngược lại. Chúng có tính cách khá điềm đạm, có thể nuôi ở bể thủy sinh có đất nền hay cát và sỏi mà không bị dũi nền.
Cá bác sĩ là dòng ăn tạp, chúng dọn và mút rêu quanh thành bể, dọn vệ sinh bể kính. Nhiều người lầm tưởng những loài dọn bể ăn rêu thường ăn chay nhưng sự thực không phải như vậy. Cá cần chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp để có thể phát triển và luôn khỏe mạnh. Các loại thức ăn tươi sống như artemia, trùn chỉ, bobo cũng là những món khoái khẩu của chúng. Bạn cần thay đổi món ăn từ 1-2 lần/tuần cho chúng để cá có thể phát triển bình thường.
Cá Tỳ Bà Bướm
Cá tỳ bà bướm có thể là loài cá dọn bể có vẻ ngoài độc đáo nhất, khiến nhiều người yêu thích và ấn tượng qua cái nhìn đầu tiên. Nhìn từ trên xuống cá có hình dạng như một chú bướm với phần thân dẹt, các hoa văn màu nâu và vàng trên lưng giúp ẩn náu khỏi sự truy tìm của kẻ thù. Cấu tạo phần bụng cá với các cơ bụng kích thước lớn để bám lên mặt phẳng.
Tỳ bà bướm thích hợp với bể nuôi có lưu lượng nước cao và dòng chảy mạnh. Khi nuôi dòng cá này trong các bể thủy sinh cần trang bị thêm bộ lọc hoặc quả sủi giúp tạo dòng chảy để cá luôn khỏe mạnh. Đây là loài cá dọn bể có đặc tính hiển lành, có thể sống chung với nhiều loài cá khác miễn là có đủ không gian ẩn náu. Cá ưa sống thành đàn, nên khuyến khích người chơi nuôi từ 5 con trong bể thủy sinh giúp cá giảm stress.
Tỳ bà bướm ăn tạp, chúng có thể ăn tảo rêu hại, các loại thức ăn thừa trong hồ cá. Tuy vậy không có nghĩa là các loài cá dọn bể có thể ăn chay. Để cá được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng người chơi nên thay đổi thực đơn cho cá 1 đến 2 lần mỗi tuần các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bobo, trùn huyết…
Cá Bống Vàng
Cá Bống vàng còn được biết đến với cái tên: cá bống vàng nô lệ, cá mút rong…là một dòng cá dọn bể khá phổ biến. Cá có sức sống dẻo dai, có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau ngay cả bể không được trang bị thiết bị lọc nước.
Cá có màu vàng, toàn thân thon dài di chuyển linh hoạt giúp dọn mút rêu, nhớt quanh thành bể. Bống vàng có kích thước trung bình 5 – 8cm, cá trưởng thành có thể đạt tối đa 15cm. Cá khi lớn lên thường lười dọn rêu hơn lúc bé vì khẩu vị của cá sẽ thay đổi theo độ tuổi. Cá có phần mép nhọn, miệng được cấu tạo như giác hút giúp công việc mút dọn rêu được thực hiện dễ dàng hơn.
Một lưu ý khi nuôi bống vàng ở bể thủy sinh với các dòng cá khác là chúng thường xuyên mút nhớt của các loài cá khác như ranchu, pingpong. Không nên nuôi quá nhiều bống vàng trong một bể vì sẽ làm ảnh hướng đến số lượng những dòng cá khác.
Cá Bút Chì
Dân chơi thủy sinh lâu năm không thể nào không biết đến loài cá dọn bể thủy sinh này vì chỉ có chúng mới diệt được rêu sợi (loại rêu mà ngoài cá chút chì ra thì không có dòng nào đụng đến). Đặc điểm nhận dạng cá bút chì là một đường sọc đen kéo dài từ đầu đến đuôi cá khiến thoạt nhìn chúng ta có thể liên tưởng đến hình mũi tên. Vây bụng và vây lưng cá có màu trong suốt hơi nâu. Thân hình dài mảnh giúp cá có thể len lỏi vào từng góc bể tìm và diệt rêu hại.
Hữu ích là vậy nhưng giống với đa phần các dòng cá dọn bể khác, khi cá bút chì trưởng thành thì cá cũng bắt đầu lười ăn rêu hơn vì khẩu vị của cá thay đổi theo độ tuổi. Khi cá quá đói thì lá và cây có sẵn trong bể thủy sinh cũng sẽ trở thành bữa ăn ngon lành cho chúng. Cá khi được cho ăn quen thức ăn công nghiệp cũng sẽ dần trở nên lười biếng nên khuyến khích người chơi cho cá ăn các loại thức ăn như cám dinh dưỡng cho cá cảnh.
Thông tin: Shop bể cá mini để bàn
- Fanpage: GUPPY & BETTA CITY – Shop cá bảy màu betta Hà Nội
- Website: https://cabaymau.net – https://cabetta.net – https://becaminideban.net
- Tiktok: GUPPY & BETTA CITY Tiktok
- Shopee: https://shopee.vn/shop/729072/
- Hotline: 0966.386.480
- Địa chỉ shop: Số 56 Ngõ 52 Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, HN